Khoảng sân vườn trước nhà luôn là địa điểm tốt để mang lại vận khí cho toàn bộ căn nhà. Nó giúp điều hòa âm dương ngũ hành từ trong ra ngoài. Nhiều gia đình khi thiết kế, thi công xây dựng nhà ở hay chú ý khoảng không gian này rất kĩ. Vì họ tin phong thủy là 1 bộ môn khoa học có kiểm chúng đàng hoàng. Vậy họ đã vận dụng những gì và dựa vào đâu để có thể giúp tăng vận khí, tài lộc cho mình.
Vai trò của sân đối với ngôi nhà – phong thủy sân vườn
Nếu căn nhà có khu vườn sân sau thiếu cân đối, thiếu bằng phẳng thì sẽ có phong thủy không tốt, thiếu đi năng lượng, sinh khí cho toàn thể ngôi nhà. Ngôi nhà của bạn cần luồng năng lượng tích cực để tạo ra và duy trì năng lượng hỗ trợ cho mọi người trong nhà.
Không những thế nếu sân nhà, ban công đẹp được thiết kế đúng phong thủy còn giúp cho chủ nhân của căn nhà luôn may mắn, có nhiều tài lộc, mọi người trong nhà luôn dồi dào sức khỏe, thịnh vượng.
Văn hóa người Phương Đông cho rằng vị trí khu vườn, ngoại thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn nên được thiết kế dựa trên mô hình của âm và dương và dòng chảy của năng lượng để tạo ra năng lượng tích cực cho gia đình.
Nguyên tắc chung trong phong thủy sân vườn
Sân nhà trong khuôn viên rộng
Thiết kế sân nhà trong khuôn viên rộng cần chú ý về tỷ lệ của sân so với nhà, nếu sân quá lớn sẽ rơi vào cách cục “khách lấn chủ”, như vậy lúc đó tuy có nhiều cơ hội, khả năng kiếm tiền, bạn bè… nhưng thường không có thực chất, không mang lại hiệu quả mong muốn.
+ Khi thiết kế thì cần lưu ý những điều sau:
- Đối với sân trước nhà ở tại các hướng chịu bức xạ mặt trời lớn như hướng Đông, Tây, Tây Bắc, Tây Nam – là các hướng vào mùa hè bị ảnh hưởng của “Dương sát”, cần tăng cường “Âm” bằng cách giảm diện tích sân, tăng cường vườn cây, thảm cỏ hay trồng cây lớn, cây bóng mát.
- Nhà tại các hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông Bắc, do không chịu ảnh hưởng của Dương sát nên chỉ cần trồng cây thân nhỏ hoặc làm thảm cỏ là chính. Tạo nên bố cục sân nhà hợp lý, đúng phong thủy.
Sân trong nhà liền kề, nhà phố
Cấu trúc nhà liền kề ngày nay thường có xu hướng làm sân trước và sân sau để xử lý vi khí hậu trong kiến trúc. Do sân trước nhà thường không lớn nên khi thiết kế cần để không gian được thoáng tối đa, không trồng cây to trước sân và lưu ý thêm về vị trí mở cổng để đón khí cho sân thêm vượng khí.
Với sân sau nhà, tuy có thể kết hợp làm không gian phơi đồ, nhưng cần lưu ý vị trí mở cửa từ nhà ra sân sau phải bố trí hợp lý để tránh làm căn nhà bị thoát khí.
Nguyên tắc đặt bể cạn, hòn non bộ
Bể cạn, hòn non bộ trước sân nhà chỉ nên đặt ở nhà có vị trí mạch khí giao thoa hay khí có biến động lớn như nhà ở ngã ba, ngã tư phố, nhà nằm cuối con đường dài… nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của sát khí trước khi vào nhà. Với những trường hợp này, việc đặt bể non bộ, bể cạn, chậu cây to… có tác dụng “trấn” – sẽ mang lại sự ổn định cho gia đình.
Với những khu đất thiếu sinh khí thì cũng nên làm hồ có đài phun nước để tạo sự vận động cho dòng khí dương – mang lại sự thịnh vượng.